MỘT SỐ ĐIỂM MỚI LUẬT QUẢN LÝ THUẾ 38/2019/QH14
I. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ
Bổ sung thêm các nội dung sau:
- Không thu thuế (khoản 2 điều 4)
- Khoanh nợ thuế (khoản 3 điều 4)
- Quản lý hóa đơn, chứng từ (khoản 10, điều 4)
- Hợp tác quốc tế về thuế (khoản 10 điều 4)
- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (khoản 11 điều 4)
II. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ THUẾ
Luật Quản lý thuế 2019 bổ sung 2 nguyên tắc rất quan trọng là:
- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong Quản lý thuế như: khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử, nộp thuế online…
- Áp dụng các nguyên tắc quản lý theo thông lệ Quốc tế (trong đó nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định thuế).
III. MỘT SỐ HÀNH VI NGHIÊM CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ
- Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
- Gây phiền hà, sách nhiễu với người nộp thuế.
- Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế
- Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp
- Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ
- Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định pháp luật,
- Bán hàng hóa , dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
- Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
IV. QUYỀN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
- Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn;
- Được tra cứu, xem in toàn bộ chứng từ điện tử mà mình đã gởi đến cổng thông tin điện tử của CQT theo quy định.
- Được sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế và cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Không bị xử phạt VPHC về thuế, không bị tính tiền chậm nộp đối với trường hợp do người nộp thuế thực hiên theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý của cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
V. NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN TỔ CHỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ
- Trách nhiệm Ngân hàng TM phối hợp với cơ quan thuế trong việc: nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, xử lý đối soát dữ liệu của NNT, cung cấp thông tin dữ liệu của NNT mở tại khoản tại ngân hàng như là mã số thuế, NHTM có trách nhiệm khấu trừ thuế đối với các giao dịch chuyển tiền cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài mà có phát sinh thu nhập tại Việt Nam nhưng không hiện diện tại Việt Nam.
- NNT có quyền khiếu nại các quyết định của kiểm toán, thanh tra.
VI. KHAI THUẾ, NỘP THUẾ, HOÀN THUẾ
- KHAI THUẾ:
BỔ SUNG MỘT NGUYÊN TẮC “KHAI THUẾ TẬP TRUNG, NỘP THUẾ PHÂN BỔ”
- Khai trụ sở chính, phân bổ địa phương (khoản 3 điều 42):
NNT khai thuế, tính thuế tại CQT địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở
Trường hợp hạch toán tập trung tại trụ sở chính, nếu có đơn vị phụ thuộc tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì NNT khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu.
- Hiện tại Bộ tài chính chỉ có hướng dẫn ‘áp dụng phân bổ thuế GTGT và thuế TNDN đối cới CSSX ở địa phương khác tỉnh”.
- Thời hạn khai thuế
Quy định mới:
- Hồ sơ quý: Ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo;
- Hồ sơ năm: Ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm;
- Hồ sơ quyết toán thuế: Ngày cuối cùng tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm.
- Riêng cá nhân trực tiếp QTT TNCN là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm.
Quy định hiện hành:
- Hồ sơ quý: ngày thứ 30 của tháng đầu của quý tiếp theo
- Hồ sơ năm: Ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của năm
- Hồ sơ QTT: ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm.
- Thời hạn khai bổ sung hồ sơ khai thuế (điều 47)
- Khống chế thời hạn NNT được khai bổ sung trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế.
- Bổ sung trường hợp NNT được khai bổ sung hồ sơ khai thuế khi cơ quan thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế;
+ Nếu tăng “số thuế phải nộp”, giảm số thuế được khấu trừ : Vẫn bị xử phạt VPHC và tiền chậm nộp
+ Nếu giảm ‘Số thuế phải nộp” tăng số thuế được khấu trừ : Thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại
- Bổ sung quy định hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai (Khoản 5 điều 51) quy định: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
TIÊU CHÍ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
- Tiêu chí xác đinh doanh nghiệp siêu nhỏ quy định tại khoản 1 điều 6 nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của chính phủ quy định như sau:
Lĩnh vực |
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản công nghiệp, xây dựng |
Thương mại, dịch vụ |
||
Doanh nghiệp siêu nhỏ |
Số lao động tham gia BHXH BQ năm không quá 10 người |
Tổng doanh thu của năm hoặc tổng nguồn vốn |
Số lao động tham gia BHXH BQ năm không quá 10 người |
Tổng doanh thu của năm hoặc tổng nguồn vốn |
- THỨ TỰ THANH TOÁN TIỀN THUẾ, TIỀN CHẬM NỘP, TIỀN PHẠT
Thay đổi thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt theo điều 57 như sau:
+ Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp theo thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế
+ Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượngáp dụng các biện pháp cưỡng chế.
+ Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh.
Mức phạt chậm nộp: 0,03%/ngày
- HOÀN THUẾ
- Phân loại hồ sơ hoàn thuế (khoản 2 điều 73): Bỏ quy định phân loại hồ sơ hoàn thuế theo điều ước quốc tế thuộc diện kiểm tra trước hoàn.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế (khoản 3 điều 75)
Bỏ quy định thanh toán tiền lại 0,03%/ngày nếu chậm hoàn.
- Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế (điều 77)
Bãi bõ quy định về thời hạn phải kiểm tra sau hoàn (chuyển sang thực hiện theo cơ chế quản lý rủi ro và trong thời hạn 5 năm kể từ ngày ban quyết định hoàn thuế).
QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH
- Việc kiểm tra sau hoàn thuế phải thực hiện trong thời hạn 01 năm:
+ CSKD kê khai lỗ hai năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu.
+ CSKD được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh BĐS , kinh doanh thương mại dịch vụ;
+ CSKD thay đổi trụ sở từ hai lần trở lên trong vòng mười hai tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước.
+ CSKD có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn mười hai tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước.
+ Các trường hợp khác thì kiểm tra trong vòng 10 năm kế từ ngày có quyết định hoàn thuế.
VII. ÁP DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Luật hóa một số nguyên tắc về áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử đã được quy định tại nghị định 119/2018/NĐ-CPngày 12/09/2018 của chính phủ như sau:
- Các loại hóa đơn điện tử có mã và không mã của cơ quan thuế;
- Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử;
- Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Dịch vụ về hóa đơn điện tử;
- Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử;
- Chứng từ điện tử.
- Trước đây hóa đơn chỉ quy định tại nghị định nay đã đưa lên Luật.
- Thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử: 01/07/2022
VIII. MIỄN THUẾ
- Cá nhân có tiền thuế TNCN phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế TNCN từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.
IX. TỔ CHỨC KINH DOANH LÀM THỦ TỤC THUẾ
- Bổ sung chức năng cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ cho đại lý thuế (khoản 1 điều 104) cụ thể:
+ Các thủ tục về thuế
+ Dịch vụ tư vấn thuế
+ Dịch vụ kế toán cho DN siêu nhỏ (khi có ít nhất 1 người có chứng chỉ kế toán viên)
- Nân cao tiêu chuẩn đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề thuế và quy định cập nhật kiến thức định kỳ.
X. THANH TRA, KIỂM TRA
Sửa đổi thời hạn kiểm tra:
- Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra;
- Trường hợp vi phạm kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tai trụ sở của người nộp thuế. (khoản 4 điều 110).
XI. CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ
Quy định nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế linh hoạt (khoản 3 điều 125)
- Đối với các biện pháp cưỡng chế: Trích tiền từ tài khoản, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, dừng làm thủ tục hải quan…thì căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp.
- Đối với các biện pháp: Ngừng sử dụng hóa đơn, kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về QLT do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nắm giữ, thu hồi giấy phép….
- Trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau; trường hợp một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà CQT có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc tiếp theo.
XII. QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT
Luật hóa một số nguyên tắc cơ bản về giao dịch liên kết đã được quy định tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Nguyên tắc quản lý thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dich liên kết
- Áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết với người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro thấp.
- Nghĩa vụ cung cấp hồ sơ, thông tin dữ liệu đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.
- Quy định về trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế Việt nam và cơ quan thuế nước ngoài.
XIII. QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (khoản 4 điều 42)
Bổ sung quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT
- Đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyến thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt nam theo quy định.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử, nộp thuế online.
- Bổ sung thêm quy định trách nhiệm của các bộ ngành, các tổ chức, đơn vị liên quan đến hoạt động kinh doanh TMĐT, quản lý giám sát dòng tiền, thực hiện khấu trừ thuế đối với tổ chức, cá nhân sử dụng TMĐT trong trường hợp tổ chức kinh doanh không có hiện diện thương mại tại Việt Nam.
XIV. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÁNH
- VPHC về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt về hóa đơn mà xử phạt về quản lý thuế (khoản 2 điều 136).
- NNT không bị xử phạt VPHC về thuế, không tính tiền chậm nộp đối với trường hợp NNT thực hiện theo văn bản hướng dẫn và quyết định xử lý quả CQT, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của NNT (khoản 11 điều 16).
- Không xử phạt hành vi vi phạm về thủ tục đối với:
+ cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN chậm nộp hồ sơ mà có phát sinh số thuế được hoàn.
+ Hộ kinh doanh, cá nhân KD nộp thuế theo ấn định (khoán).
LUẬT CÓ HIỆU LỰC ÁP DỤNG KỂ TỪ NGÀY: 01/07/2020
Tải văn bản tại đây DOWLOAD