Bước 1: Xem xét tài chính cá nhân/gia đình để chuẩn bị vốn tự có, xác định được giá trị nhà đất dự định mua và số tiền có thể trả hàng tháng.
Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn mảnh đất/căn nhà/căn hộ/ưng ý phù hợp với tiêu chí ở/ đầu tư, tài chính và đáp ứng điều kiện vay vốn.
Bước 3: Kiểm tra pháp lý tài sản, thông tin quy hoạch, định giá sơ bộ tài sản dự định mua có đúng giá thị trường không?
Bước 4: Đăng ký nhận tư vấn hỗ trợ vay vốn mua nhà/đất, lựa chọn ngân hàng và gói cho vay mua nhà trả góp phù hợp.
Bước 5: Tiến hành đặt cọc mua bán nhà đất/căn hộ dự định mua.
Bước 6: Chuẩn bị và cung cấp hồ sơ vay mua nhà, đất trả góp: CMND, hộ khẩu, đăng ký kết hôn (giấy chứng nhận độc thân), sao kê lương/bảng lương, giấy tờ nhà đất….
Bước 7: Phía ngân hàng tiến hành định giá tài sản, thẩm định hồ sơ vay, trình và ra phê duyệt cho vay
Bước 8: Tiến hành thực hiện công chứng mua bán tại Phòng công chứng và làm thủ tục sang tên, đóng thuế.
Bước 9: Thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp với ngân hàng và đăng ký giao dịch đảm.
Bước 10: Ngân hàng thực hiện thủ tục giải ngân hoàn vốn hoặc chuyển khoản cho bên bán, sau đó định kỳ hàng tháng thanh toán vốn và lãi vay.
Trả lời:
Danh mục hồ sơ khách hàng cung cấp gồm:
1. Hồ sơ pháp lý:
- CCCD hoặc hộ chiếu;
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân.
2. Hồ sơ tài chính:
2.1 Nguồn thu từ lương
- Hợp đồng lao động;
- Thanh toán tiền lương qua ngân hàng thì cung cấp sao kê tiền lương trong vòng 06 tháng gần nhất;
- Thanh toán bằng tiền mặt thì phiếu chi nhận lương từng tháng;
- Giấy xác nhận thu nhập 06 tháng của đơn vị đang công tác;
- Bảng xác nhận thời gian đang công tác tại đơn vị đang trả thu nhập.
2.2 Nguồn thu nhập từ cho thuê nhà
- Hợp đồng cho thuê nhà;
- Sao kê tiền cho thuê nhà nhận được hàng tháng;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu của căn nhà đang cho thuê;
2.3 Nguồn thu nhập từ cho thuê xe
- Hợp đồng cho thuê xe;
- Chứng từ sao kê hoặc phiếu thu tiền mặt từ việc cho thuê xe;
- Cavet xe, giấy đăng kiểm, bảo hiểm.
2.4 Nguồn thu nhập từ cổ tức
- Pháp lý công ty đang sở hữu gồm: Giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ, giấy chứng nhận góp vốn, phiếu nộp tiền/chuyển khoản chứng minh đã góp vốn.
- Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất gồm: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các sổ chi tiết tài khoản.
- Hồ sơ kinh tế gồm: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn đầu vào và ra.
- Hồ sơ khai thuế: Tờ khai thuế giá trị gia tăng, báo cáo tài chính thuế.
- Biên bản họp các cổ đông về việc chia cổ tức hàng năm
- Phiếu chi hoặc sao kê tài khoản nhận tiền cổ tức hàng năm
3. Hồ sơ chứng minh mục vay: Hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc….
4. Hồ sơ tài sản đảm bảo: Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo là: sổ đỏ, sổ hồng, tờ khai lệ phí trước bạ, bản vẽ…..
Trả lời:
Từ khi nhận đủ hồ sơ vay vốn theo danh mục thì thông thường sau7-10 ngày Ngân hàng sẽ quyết định trả lời cho vay hay không cho vay.
Trả lời:
Dựa vào nguồn thu và độ tuổi của khách hàng mà thời gian cho vay từ 10-25 năm tùy vào từng ngân hàng.
Trả lời:
Trong thời gian vay vốn sẽ không phát sinh bất kỳ nào loại phí nào, trừ khi khách hàng thanh toán trước hạn thì tùy thuộc vào từng Ngân hàng sẽ quy định mức phí trả nợ trước hạn. Vì vậy khi khách hàng đến với TaxPro, chúng tôi sẽ tư vấn và cung cấp mức phí trả nợ trước của từng ngân hàng cho khách hàng để khách hàng có cơ sở tính toán chọn lựa.
Trả lời:
Để vay vốn tại ngân hàng, khách hàng cá nhân cần đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động 20 – 60
2. Không có nợ xấu tại bất cứ tổ chức tín dụng nào
3. Chứng minh nguồn thu nhập và khả năng trả nợ
4. Có tài sản đảm bảo
Trả lời:
Công Ty TaxPro có liên kết các Ngân hàng cho vay mua nhà sẽ tư vấn và kết nối cho khách hàng 03 Ngân hàng cho vay lãi suất thấp nhất để khách hàng chọn lựa.
Trả lời
Tỷ lệ cho vay trên định giá tài sản thế chấp sẽ phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Thông thường tỷ lệ cho vay là 70% trên định giá tài sản thế chấp, tuy nhiên có một số ngân hàng sẽ cho vay 75-80% thậm chí có Ngân hàng cho vay tới 90% trị giá tài sản thế chấp.
Trả lời:
1. Nắm rõ lãi suất và cách tính tiền lãi
Số tiền lãi = (Số dư thực tế × Số ngày duy trì thực tế × Lãi suất tính lãi)/365
Khách hàng cần quan tâm: lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong suốt quá trình vay.
2. Chọn thời hạn vay hợp lý
Nếu vay ngắn hạn, số tiền gốc khách hàng phải trả chia đều cho mỗi tháng rất lớn, người vay khó thu xếp tài chính để trả nợ, ngân hàng cũng khó duyệt khoản vay. Tuy nhiên, nếu vay dài hạn (trên 5 năm), số tiền gốc phải trả mỗi tháng sẽ thấp hơn. Thời gian vay càng lâu, số nợ gốc càng được chia nhỏ, giảm áp lực trả nợ đối với người vay.
3. Lưu ý phí phạt trả nợ trước hạn
Nếu trả nợ trước hạn, khách hàng thường phải đóng mức phí phạt từ 2 - 3% số tiền trả nợ trước hạn.
4. Đọc kỹ hợp đồng vay mua nhà
Mặc dù thủ tục vay mua nhà ngày nay đã được đơn giản hóa nhiều. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải đọc kỹ hợp đồng trước khi đặt bút ký, đặc biệt phải chú ý đến những điều khoản quan trọng để có kế hoạch trả nợ hợp lý.