Tin tức
Động thái giảm lãi suất cho vay của 16 ngân hàng thương mại sẽ được thực hiện ngay trong tháng 7 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19
Ngày 1-7-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Dù Việt Nam đối phó với đại dịch tốt hơn nhiều nước khác nhờ cách tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả của Chính phủ, tuy nhiên với tình hình lây nhiễm gia tăng gần đây cũng sẽ tiếp tục tạo nên thách thức đối với doanh nghiệp và cộng đồng. TS Abel Alonso đã chỉ ra một số hướng đi để doanh nghiệp MSME có thể tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay.
[Báo Vietnamnet] Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng offline (trực tiếp) mà còn tác động đến mảng kinh doanh online (trực tuyến). Điều cần làm là sự chủ động thay đổi, thích nghi từ tự thân doanh nghiệp.
[VTV.vn] Gần 60.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường qua 5 tháng đầu năm nay, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, khắc phục khó khăn do Covid-19, VPBank tiếp tục đẩy mạnh các gói vay không tài sản đảm bảo (vay tín chấp) với hạn mức tín dụng lên đến 3 tỷ đồng cùng lãi suất giảm tới 2%/năm.
Ngày nay, các chủ sở hữu doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ tài chính, chẳng hạn như vay vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Các khoản vay sẽ giúp hỗ trợ các nhu cầu về vốn một cách nhanh chóng, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian, tiếp cận nhiều cơ hội mới và phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Gần 90% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Các doanh nghiệp này đang tự bươn chải trên thị trường. Chính vì thế, đôi khi họ cũng cảm thấy chới với khi thị trường đang thay đổi quá nhanh.